Luật trợ giúp pháp lý hỗ trợ đối tượng nào?
Các căn cứ pháp luật chính để trợ giúp pháp lý là luật trợ giúp pháp lý được quốc hội ban hành năm 2017 (Luật số: 11/2017/QH14) và các thông tư đi kèm được ban hành có liên quan sau đó.
Thế nào là trợ giúp pháp lý
Điều 2 của luật Trợ giúp pháp lý đã có nêu rõ: Trợ giúp pháp lý là nhằm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người cần được trợ giúp theo quy định của luật này nhằm đảm bảo quyền của con người, tạo điều kiện cho công dân được quyền tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Nguyên tắc hoạt động
Các nguyên tắc hoạt động của trợ giúp pháp lý được quy định rõ tại điều 3 của luật, theo đó có 4 nguyên tắc chính sau:
Phải tuân thủ pháp luật và các quy tắc nghề nghiệp;
Trợ giúp phải trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan, bảo đảm kịp thời và độc lập;
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng nhận được sự trợ giúp pháp lý;
Không thu tiền và các lợi ích vật chất khác có liên quan từ người nhận trợ giúp pháp lý.
Cá nhân nào đủ điều kiện nhận được trợ giúp
Điều 7 của luật có nêu rõ các đối tượng sau đây được nhận trợ giúp pháp lý miễn phí bao gồm:
Trẻ nhỏ và cá nhân thuộc hộ nghèo;
Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo hoặc từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
Người dân tộc thiểu số thuộc vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế xã hội;
Người có công với cách mạng;
Người thuộc vào một trong các trường hợp có khó khăn về tài chính được quy định (xem thêm luật số: 11/2017/QH14).
Hồ sơ giấy tờ nào cần chuẩn bị để được nhận trợ giúp
Các giấy tờ này được quy định rõ tại Thông tư 08/2017/TT-BT (ban hành ngày 15/11/2017), về cơ bản bao gồm:
- Đơn yêu cầu có sự trợ giúp pháp lý;
- Giấy chứng minh thuộc đối tượng được nhận trợ giúp;
- Các giấy tờ có liên quan khác.